Pleyel P190-CORTOT
Họa sĩ Jean Cortot thiết kế cây đàn Grand piano Pleyel P190-CORTOT “Alèssido” để tưởng nhớ cha mình – Pianist người pháp Alfred Cortot
Vào năm 2006, họa sĩ, nhà thơ và nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp Jean Cortot (1925-2018) đã thiết kế một cây đàn piano cho bộ sưu tập Art & Design của Pleyel mang tên Grand Piano Pleyel P190-CORTOT “Alèssido”. Cây đàn là tác phẩm để ông tưởng nhớ cha mình, Nghệ sĩ piano và nhạc trưởng người Pháp Alfred Cortot, người đã qua đời vào năm 1962. “Alèssido” là chiếc đàn đại diện cho tay nghề thủ công được bảo tồn trong suốt hơn hai thế kỷ của Pleyel cùng với tinh thần triết lý sâu sắc và cảm xúc độc đáo của nghệ sĩ Jean Cortot.
Jean Cortot, 1925-2018. Ông là con trai nghệ sĩ piano Alfred Cortot
Jean Cortot sinh ra ở Alexandria, Ai Cập vào năm 1925. Cha ông, ông Alfred Cortot, là một nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng của trường dạy piano Pháp nửa đầu thế kỷ 20. Trong suốt sự nghiệp của mình Alfred Cortot đã thu âm một số lượng đáng kể các tác phẩm âm nhạc của Chopin. Sự tài hoa và khí chất tinh tế của Alfred đã khiến ông được mệnh là “người phiên dịch âm nhạc” của Chopin và Schumann. Ngoài ra, sự gắn bó của Alfred Cortot với Pleyel Piano và Pleyel Concert Hall cũng là một câu chuyện tuyệt vời trong lịch sử gắn bó lâu dài giữa thương hiệu và các nghệ sĩ piano.
Alfred Cortot, 1887-1962
Họa sĩ Jean Cortot có niềm đam mê với âm nhạc, thơ ca, hội họa, triết học từ khi còn nhỏ. Thông qua những mối quan hệ của gia đình, ông đã làm quen với nhà thơ Tượng trưng người Pháp Paul Valéry, người sáng lập Trường phái Dã thú Henri Matisse, nhà văn người Áo Stefan Zweig và nhiều nghệ sĩ khác. Năm 17 tuổi, ông theo học tại Académie de la Grande Chaumière, một trường nghệ thuật tại Paris, Pháp. Tại đây, ông theo học nhà văn nổi tiếng người Pháp Othon Friesz. Với trí tưởng tượng phong phú và tư duy logic chặt chẽ, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như Natures mortes (1955-1956), series “Antiques” (1962) ), series “Combat” (1967) và nhiều tác phẩm khác. Tháng 11 năm 2001, Cortot được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Pháp (Académie française), một tổ chức có uy tín trong thế giới học thuật Pháp.
Jean Cortot có niềm đam mê sâu sắc với văn học và triết học. Nhiều bức tranh của ông chứa các yếu tố về văn học, thơ ca và triết học. Ông yêu thích lồng ghép ngôn từ vào thế giới màu sắc đồng thời tìm kiếm mối quan hệ cộng sinh giữa hội họa và viết lách.
Chiếc đàn Grand Piano Pleyel P190-CORTO Allèssido
Đàn Grand Piano Pleyel P190-CORTO Allèssido được phủ lớp hoàn thiện bằng sơn mài nhẵn bóng với hai màu xanh dương và vàng đất, sở hữu chiều dài 190cm với điểm nhấn độc đáo là chữ ký của nhà thiết kế, đồng thời có ghế ngồi được thiết kế đồng bộ. Chịu ảnh hưởng từ cha mình, một nghệ sĩ piano, Jean Corto cũng là một người yêu âm nhạc với gu thẩm mỹ tao nhã. Dựa trên loạt tác phẩm nổi tiếng của mình, ông đã thiết kế chiếc đàn với những ký tự được khắc trong các khuông nhạc là tên của các nhạc sĩ piano nổi tiếng đã đồng hành cùng thương hiệu Pleyel.
Tên các nhạc sĩ piano nổi tiếng được khắc trên nắp đàn trong các dòng kẻ, tựa như các nốt nhạc trong khuông nhạc
“Chính vì tài năng văn chương mà tôi khao khát hội họa.”
— Jean Cortot