14 hợp âm piano cơ bản cho người mới bắt đầu

Hợp âm piano là nền tảng quan trọng giúp người học piano hiểu sâu hơn về cấu trúc âm nhạc và phát triển kỹ năng chơi đàn. Trong bài viết này, Piano Đức Trí sẽ đi sâu vào khái niệm hợp âm piano, từ những hợp âm cơ bản đến các loại hợp âm phức tạp hơn.

Thế nào là hợp âm piano?

Hợp âm piano là sự kết hợp của ba hoặc nhiều nốt nhạc được chơi cùng lúc để tạo ra một âm thanh hài hòa. Các hợp âm này được sử dụng để tạo ra nền âm thanh phong phú và đa dạng trong âm nhạc, giúp xác định các phần của bài hát và tạo ra sự chuyển động trong âm nhạc​.

Hợp âm được hình thành từ ba nốt, bắt đầu từ nốt gốc (nốt chủ âm). Các nốt trong hợp âm sẽ cách nhau một khoảng cách nhất định, thường là một quãng ba trên đàn piano.

Ví dụ: Hợp âm Đô trưởng (C major) được tạo thành từ ba nốt nhạc C – E – G (Do – Mi – Sol). Mỗi nốt cách nhau một quãng ba, tương ứng với một phím trắng trên đàn.

Tìm hiểu thêm: Vị trí các nốt trên đàn piano

Hợp âm Piano Đô trưởng được tạo bởi ba nốt C - E - G
Hợp âm Piano Đô trưởng được tạo bởi ba nốt C – E – G

Bảng 14 hợp âm piano cơ bản

Các hợp âm piano cơ bản được chia thành bốn loại: hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm 3 tăng và hợp âm 3 giảm. Trong các bảng hợp âm piano sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về tất cả hợp âm piano và cách bấm nhé!

Hợp Âm Trưởng (Major Chord)

Hợp âm trưởng (Major Chord) được xác định bởi ba nốt trong âm giai trưởng: nốt thứ nhất, nốt thứ ba và nốt thứ năm. Có bảy hợp âm trưởng tương ứng với bảy âm giai trưởng khác nhau. 

Kiến thức về các hợp âm trưởng này được xem là cơ bản và nền tảng cho việc học các hợp âm phức tạp khác. Khi bạn đã nắm vững các hợp âm trưởng, việc chơi các hợp âm khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Các hợp âm trưởng phổ biến

Trong nhạc lý piano, hợp âm trưởng được biểu diễn bằng các chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B, tương ứng với các nốt nhạc Do, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si. Dưới đây là chi tiết của 7 hợp âm trưởng và các nốt cấu thành:

Tên hợp âmKý hiệuCác nốt
Đô trưởngCC – E – G: Do – Mi – Sol
Rê trưởngDD – F# – A: Re – Fa# – La
Mi trưởngEE – G# – B: Mi – Sol# – Si
Fa trưởngFF – A – C: Fa – La – Do
Sol trưởngGG – B – D: Sol – Si – Re
La trưởngAA – C# – E: La – Do# – Mi
Si trưởngBB – D# – F#: Si – Re# – Fa#
Chi tiết của 7 hợp âm trưởng và các nốt cấu thành

Thế bấm hợp âm trưởng

Bắt đầu bằng việc xác định nốt gốc của âm giai (nốt mà âm giai được đặt tên theo). Nếu bạn muốn chơi hợp âm Đô trưởng (C major), bạn sẽ bắt đầu từ nốt Đô.

Tiếp theo, nhấn phím thứ ba từ nốt Đô trong âm giai Đô trưởng. Cuối cùng, chơi phím thứ năm để tạo thành hợp âm trưởng. Chỉ khi bạn đã học thuộc hợp âm này, bạn mới nên học các hợp âm Piano cơ bản khác.

Cách ghi nhớ từng hợp âm trưởng đơn giản

Trong 7 hợp âm, có 3 hợp âm chỉ toàn nốt trắng4 hợp âm có thêm nốt đen. Nếu bạn không thể học thuộc hết 7 hợp âm cơ bản này, bạn có thể áp dụng cách xác định hợp âm trưởng dựa vào nốt chủ âm như sau:

  • Xác định nốt gốc của âm giai (nốt chủ âm).
  • Nốt thứ 2 cách nốt chủ âm 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
  • Nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.

Ví dụ, với hợp âm Rê trưởng, bạn cần xác định:

  • Nốt thứ nhất: Là nốt Re.
  • Nốt thứ 2: Được đếm từ nốt Re lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt Fa#.
  • Nốt thứ 3: Đếm từ nốt Fa# lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt La.

Nhờ phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và chơi các hợp âm trưởng một cách chính xác và hiệu quả.

Hợp Âm Thứ (Minor Chord)

Hợp âm thứ (Minor Chord) cũng bao gồm 7 hợp âm, được ký hiệu bằng cách thêm chữ cái “m” sau các chữ cái in hoa. Các hợp âm này được tạo thành từ 3 nốt trong âm giai: nốt thứ nhất, nốt thứ ba và nốt thứ năm.

Các hợp âm thứ phổ biến

Tên hợp âmKý hiệuCác nốt
Đô thứCmC – Eb – G: Do – Mi (b) – Sol
Rê thứDmD – F – A: Re – Fa – La
Mi thứEmE – G – B: Mi – Sol – Si
Fa thứFmF – Ab – C: Fa – La(b) – Do
Sol thứGmG – Bb – D: Sol – Si(b) – Re
La thứAm    A – C – E: La – Do – Mi
Si thứBm  B – D – F#: Si – Re – Fa#
Bảng các hợp âm thứ phổ biến

Thế bấm hợp âm thứ

Để bấm hợp âm thứ (Minor Chord), bạn cũng sẽ sử dụng 3 ngón tay: ngón cái, ngón giữa và ngón út để bấm cùng lúc vào 3 nốt nhạc trong hợp âm. Một điểm quan trọng là hợp âm trưởng và hợp âm thứ chỉ khác nhau ở nốt thứ 2. Dưới đây là cách xác định và bấm hợp âm thứ:

  • Chơi hợp âm trưởng để tìm ra 3 nốt của quãng 3.
  • Giữ nguyên ngón tay bấm nốt thứ nhất và nốt thứ 3, sau đó di chuyển ngón tay giữa sang phím bên trái liền kề.

Ví dụ: Nếu muốn chơi hợp âm Bm Piano (Si thứ), bạn sẽ bắt đầu bằng cách tìm hợp âm Si trưởng: Si – Re# – Fa# (B – D# – F#). Sau đó giữ nguyên nốt Si (B) và Fa# (F#), di chuyển ngón giữa từ Re# sang phím bên trái liền kề là nốt Re.

Cụ thể, bạn sẽ thực hiện như sau:

  • Ngón cái: Nhấn vào nốt Si (B).
  • Ngón giữa: Nhấn vào nốt Re (D) (sau khi đã di chuyển từ nốt Re#).
  • Ngón út: Nhấn vào nốt Fa# (F#).

Phương pháp này giúp bạn dễ dàng chuyển đổi giữa hợp âm trưởng và hợp âm thứ, giúp tăng cường kỹ năng chơi đàn của bạn một cách hiệu quả và linh hoạt hơn.

Cách ghi nhớ nhanh hợp âm thứ (Minor Chord)

Để ghi nhớ nhanh các hợp âm thứ, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:

  • Xác định nốt gốc (nốt chủ âm): Đây là nốt thứ nhất của hợp âm.
  • Xác định nốt thứ hai: Đếm từ nốt chủ âm lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
  • Xác định nốt thứ ba: Đếm từ nốt thứ hai lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.

Ví dụ, với hợp âm Mi thứ Piano (Em):

  • Nốt chủ âm: Mi (E)
  • Nốt thứ hai: Đếm từ nốt Mi (E) lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt Sol (G)
  • Nốt thứ ba: Đếm từ nốt Sol (G) lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt Si (B)

Như vậy, hợp âm Em được cấu thành từ các nốt: E – G – B (Mi – Sol – Si).

Hiểu và nắm vững 14 hợp âm piano cơ bản (7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ) sẽ giúp bạn đọc hiểu và chơi được các bản nhạc phức tạp hơn. Dành thời gian mỗi ngày để luyện tập các hợp âm này thật nhuần nhuyễn.

Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ nâng cao kỹ năng chơi piano mà còn tự tin hơn khi đối mặt với các bản nhạc khó. Chúc bạn luyện tập vui vẻ và thành công!

Sau khi bấm được các hợp âm, bạn hoàn toàn có thể đệm hát một cách dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu cách đệm hát piano trong bài viết này của chuyên gia piano Nguyễn Đức Duy.

Mua đàn piano cho người mới học ở đâu?

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để mua đàn cho người mới học cách đánh hợp âm piano, thì Piano Đức Trí là sự lựa chọn hàng đầu.

Piano Đức Trí có showroom rộng rãi tại quận Tân Bình, TP.HCM, khách hàng có thể đến trực tiếp để trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và mua hàng trực tuyến qua website của Piano Đức Trí.

Showroom trưng bày rộng rãi, đa dạng mẫu mã tại Piano Đức Trí
Showroom trưng bày rộng rãi, đa dạng mẫu mã tại Piano Đức Trí

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp đàn piano cơ, Piano Đức Trí đã khẳng định được uy tín của mình. Showroom rộng trên 500m², trưng bày nhiều thương hiệu và mẫu mã đa dạng, nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng cao và chính hãng.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu và tận tâm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, Piano Đức Trí còn có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn như hỗ trợ trả góp với lãi suất 0%.

Các thương hiệu piano chúng tôi cung cấp:

Địa chỉ liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 2 – Toà Nhà GMG – 545 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Website: pianoductri.com
  • Hotline: 090.991.6696

Hãy đến Piano Đức Trí để trải nghiệm và chọn mua cây đàn piano ưng ý nhất ngay hôm nay!

5/5 - (110 bình chọn)

Chia sẻ bài viết

Nguyễn Đức Duy là một chuyên gia piano với hơn 10 kinh nghiệm sâu rộng trong việc chơi, giảng dạy và tư vấn đàn piano. Với niềm đam mê và sự tận tâm, mình đã có cơ hội hợp tác và bàn giao nhiều cây đàn piano chất lượng cao cho các nghệ sĩ và tổ chức uy tín tại Việt Nam.

Bình luận của bạn