Hướng dẫn 3 bước cách đệm hát piano đơn giản và dễ học

Bạn đam mê âm nhạc và muốn tự mình đệm hát trên chiếc piano? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách đệm hát piano cơ bản để nhanh chóng tự tin đệm hát những giai điệu yêu thích. Hãy cùng Piano Đức Trí tìm hiểu ngay nhé!

3 bước tự học đệm hát piano 

Tự học đệm hát piano đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp học tập hiệu quả. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tự học đệm hát piano một cách hiệu quả và có hệ thống.

Bước 1: Hiểu rõ các kiến thức nhạc lý cơ bản

Để bắt đầu học các cách đệm hát piano, bạn cần trang bị kiến thức nhạc lý piano cơ bản. Những kiến thức này là nền tảng để bạn hiểu về đàn piano, các nốt nhạc, hợp âm, trường độ và nhịp phách. Dưới đây là bốn kiến thức nhạc lý cơ bản bạn cần nắm rõ:

Học và tập đọc nốt nhạc

Để chơi piano, bạn phải hiểu rõ vị trí và tên gọi của các nốt nhạc trên bàn phím. Nhận diện các nốt nhạc trên phím đàn piano như sau: 

  • Phím đàn piano gồm 7 nốt nhạc cơ bản (phím trắng) được ký hiệu là C, D, E, F, G, A, B, tương ứng với Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si.
  • Phím cuối cùng bên trái là A (La) và tiếp theo là B, C, D, E, F, G. Các nốt nhạc sắp xếp theo chu kỳ.
  • Phím trắng được xếp cạnh nhau, phím đen theo nhóm 2 và 3 phím.
  • Nốt D (Rê) nằm giữa nhóm 2 phím đen liền kề, nốt A (La) và nốt G (Sol) nằm giữa nhóm 3 phím đen.

Trong quá trình học, bạn nên tập chép và đọc tên các nốt nhạc để ghi nhớ vị trí của chúng trên phím đàn.

Bạn có thể sử dụng phương pháp ghi nhớ nhanh bằng cách lấy một nốt nhạc làm mốc và quan sát các nốt kế tiếp theo lên hoặc xuống trên khuông nhạc, sau đó di chuyển ngón tay tương ứng trên phím đàn.

Học thêm: Cách ghi nhớ các nốt nhạc trên đàn piano

Phím đàn piano gồm 7 nốt nhạc cơ bản được ký hiệu là C, D, E, F, G, A, B, tương ứng với Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si
Phím đàn piano gồm 7 nốt nhạc cơ bản được ký hiệu là C, D, E, F, G, A, B, tương ứng với Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si

Ghi nhớ 14 hợp âm đàn piano

14 hợp âm cơ bản, gồm 7 hợp âm trưởng7 hợp âm thứ trên cây đàn piano. Phân biệt hợp âm trưởng và hợp âm thứ như sau:

  • Hợp âm trưởng: Ký hiệu bằng chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B. Ví dụ: C (Do trưởng), D (Rê trưởng), E (Mi trưởng), F (Fa trưởng), G (Sol trưởng), A (La trưởng), B (Si trưởng).
  • Hợp âm thứ: Ký hiệu bằng chữ cái in hoa thêm chữ “m” phía sau. Ví dụ: Cm (Đô thứ), Dm (Rê thứ), Em (Mi thứ), Fm (Fa thứ), Gm (Son thứ), Am (La thứ), Bm (Si thứ).

Ngoài việc ghi nhớ 14 hợp âm, bạn cũng cần hiểu dấu thăng (#) tăng ½ cung và dấu giáng (b) giảm ½ cung. Dấu thăng và dấu giáng thường được ký hiệu ở đầu khuông nhạc.

Có 14 hợp âm cơ bản, gồm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ trên cây đàn piano
Có 14 hợp âm cơ bản, gồm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ trên cây đàn piano

Hiểu rõ trường độ nốt nhạc

Trường độ nốt nhạc là thời gian kéo dài của âm thanh, được biểu thị bằng các nốt nhạc với hình dáng khác nhau. Một nốt nhạc bao gồm hai phần chính:

  • Thân nốt nhạc: Quy định vị trí cao độ của âm thanh trên khuông nhạc.
  • Đuôi và dấu móc: Quy định độ dài của âm thanh.

Trong âm nhạc, chúng ta có 7 nốt cơ bản với các trường độ khác nhau, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài:

  • Nốt tròn: Có trường độ dài nhất.
  • Nốt trắng: Có trường độ bằng một nửa nốt tròn.
  • Nốt đen: Có trường độ bằng một nửa nốt trắng.
  • Nốt móc đơn: Có trường độ bằng một nửa nốt đen.
  • Nốt móc kép: Có trường độ bằng một nửa nốt móc đơn.
  • Nốt móc ba: Có trường độ bằng một nửa nốt móc kép.
  • Nốt móc bốn: Có trường độ ngắn nhất, bằng một nửa nốt móc ba.

Trong âm nhạc, nốt đứng trước luôn có giá trị trường độ gấp đôi nốt đứng sau. Ví dụ, nốt tròn dài gấp đôi nốt trắng, nốt trắng dài gấp đôi nốt đen, và cứ thế tiếp tục.

Việc hiểu rõ và sử dụng đúng các trường độ nốt nhạc giúp bạn biểu đạt âm thanh một cách chính xác và sinh động, tạo nên những bản nhạc hoàn chỉnh và có hồn.

Các kiểu nhịp phách phổ biến

Số chỉ nhịp xác định loại nhịp trong suốt bản nhạc và thường được biểu thị dưới dạng phân số. Số ở trên quy định số phách trong một ô nhịp, số bên dưới thể hiện loại nốt trong một phách. Các nhịp phách phổ biến trong nhạc lý gồm:

  • 2:4 = Một ô nhịp có 2 phách, mỗi phách là một nốt đen.
  • 3:4 = Một ô nhịp có 3 phách, mỗi phách là một nốt đen.
  • 4:4 = Một ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen.
  • 6:8 = Một ô nhịp có 6 phách, mỗi phách là một nốt móc đơn.

Nắm vững những kiến thức nhạc lý cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc luyện tập và các cách đệm hát piano.

Bước 2: Thực hành đệm hát piano với hợp âm mà không có giai điệu

Đệm hát hòa âm không giai điệu thường được sử dụng khi người hát không chắc chắn về nhịp của bài hát hoặc khi đệm cho một nhạc cụ khác chơi giai điệu chính. Dưới đây là bốn cách đệm hát piano hòa âm không giai điệu phổ biến:

Bấm hợp âm ở cả hai tay

Sử dụng cả hai tay để đồng thời bấm hợp âm, tạo ra nhịp đập giống như nhịp của bài hát, giúp duy trì sự ổn định của âm nhạc và hỗ trợ người hát. Đây cũng là cách đệm hát piano phổ biến nhất.

Cách thực hiện:

  • Tay trái và tay phải đều chơi cùng một hợp âm ở các vị trí khác nhau trên bàn phím.
  • Nhấn phím đồng thời và giữ nhịp đều đặn.
  • Ví dụ: Bấm hợp âm Fa trưởng (F-A-C) ở cả hai tay. Tay trái có thể chơi các nốt F-A-C ở quãng thấp hơn, trong khi tay phải chơi cùng hợp âm ở quãng cao hơn.
  • Để tạo sự phong phú cho âm thanh, thêm nốt đơn xen kẽ vào giữa các nốt đen.
Sử dụng cả hai tay để đồng thời bấm hợp âm, tạo ra nhịp đập giống như nhịp của bài hát
Sử dụng cả hai tay để đồng thời bấm hợp âm, tạo ra nhịp đập giống như nhịp của bài hát

Rải hợp âm sử dụng móc đơn hai tay đuổi nhau

Tận dụng toàn bộ âm khu của đàn piano để rải hợp âm theo một chuỗi liên tục, tạo ra sự chuyển động mượt mà và hấp dẫn cho bản nhạc.

Cách thực hiện:

  • Tay trái bắt đầu bằng việc rải hai nốt đầu tiên của hợp âm vào nhịp thứ nhất.
  • Tay phải tiếp tục rải các nốt còn lại vào các phách 2-3 và 4.
  • Ví dụ: Với hợp âm C trưởng (C-E-G), tay trái rải nốt C và E vào nhịp đầu tiên, sau đó tay phải rải các nốt G, E, C, E, G vào các phách tiếp theo.

Rải các nốt chính trên những quãng rộng

Rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng để tạo độ dày và chiều sâu cho âm thanh, làm tăng cường sự phong phú của giai điệu.

Cách thực hiện:

  • Tay trái rải các nốt chính của hợp âm trên quãng rộng, thường là các quãng tám hoặc quãng năm.
  • Tay phải giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm cơ bản hoặc thêm các nốt bổ sung.
  • Ví dụ: Với hợp âm G trưởng (G-B-D), tay trái có thể chơi nốt G ở quãng thấp nhất, rồi rải tiếp nốt B và D ở quãng cao hơn. Tay phải chơi các nốt G-B-D để giữ nhịp và tạo sự hòa hợp.

Kết hợp cả ba kiểu trên

Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật đệm bằng cách sử dụng cả ba phương pháp trên để tạo sự đa dạng và phong phú cho bản nhạc.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng việc rải các nốt chính trên quãng rộng với tay trái.
  • Tay phải bấm hợp âm và rải các nốt theo nhịp.
  • Thay đổi kiểu đệm tùy thuộc vào sự phức tạp và yêu cầu của bản nhạc.
  • Ví dụ: Khi đệm bài hát có tiết tấu nhanh, tay trái có thể rải các nốt chính trên quãng rộng, trong khi tay phải chơi hợp âm và thêm các nốt đệm để tạo sự phong phú. Khi đến đoạn chậm, tay phải có thể chuyển sang rải hợp âm một cách nhẹ nhàng và từ tốn hơn.

Những cách đệm hát này giúp người mới bắt đầu dễ dàng làm quen và phát triển kỹ năng, đồng thời tạo ra sự linh hoạt và độ dày cho âm thanh của bản nhạc. Hãy kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng đệm hát của mình.

Tham khảo ngay: Các bản nhạc piano đệm hát dễ nhất

Bước 3: Kết hợp đệm hát piano cả hợp âm và giai điệu

Sự khác biệt chính giữa các cách đệm hát piano với hợp âm và giai điệu so với hòa âm không giai điệu nằm ở chỗ người chơi dùng tay phải để thực hiện giai điệu của bài hát hoặc bản nhạc, trong khi tay trái đảm nhận việc chơi các hợp âm.

Tay phải có 5 ngón, nhưng thường chỉ sử dụng 2 hoặc 3 ngón để chơi giai điệu. Điều này tạo ra tình huống khiến các ngón tay còn lại không được sử dụng khi chơi giai điệu. 

Tay trái chủ yếu đảm nhận việc chơi các hợp âm cơ bản để tạo nền tảng cho giai điệu. Ví dụ, tay trái có thể chơi hợp âm C, F, G theo chu kỳ của bài hát và chuyển đổi giữa các hợp âm một cách mượt mà để giữ cho âm thanh liên tục và hài hòa.

Quan trọng nhất là không nên lạm dụng việc chơi hợp âm quá mức để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giai điệu của bài hát. Cần cân nhắc cẩn thận và điều chỉnh kỹ thuật chơi đàn để đảm bảo sự cân bằng giữa giai điệu và hợp âm.

Kết hợp giữa cách đệm hát piano cả hợp âm và giai điệu
Kết hợp giữa cách đệm hát piano cả hợp âm và giai điệu

Những điều cần lưu ý khi tự học cách đệm hát piano

Tự học cách đệm hát piano không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có một phương pháp học tập đúng đắn và chăm chỉ luyện tập mỗi ngày. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi học đệm hát, giúp bạn trong quá trình tự học:

Nghe kỹ bài nhạc nhiều lần trước khi đệm hát

Nghe thật kỹ bài nhạc trước khi đệm hát sẽ giúp bạn nắm vững hòa thanh, giai điệu, hợp âm và cảm xúc của bài hát. 

Hãy đặt mình vào vai trò của người hát để nắm bắt được các đoạn nhạc khó, nốt cao hay câu hát cần nhấn mạnh. Từ đó, đệm nhạc thật tốt vào những đoạn này để tăng thêm sự hấp dẫn cho bài hát.

Luyện ngón trước khi bắt đầu đệm hát

Trước khi bắt đầu học cách đệm hát piano, việc luyện ngón là cực kỳ quan trọng. Luyện ngón giúp bạn rèn luyện sự linh hoạt, dẻo dai và khả năng kiểm soát các ngón tay, từ đó giúp việc chơi piano trở nên dễ dàng và mượt mà hơn.

Trong quá trình luyện ngón, cần ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và cánh tay, các ngón tay khum tròn để đảm bảo tư thế đúng và tránh mỏi. Duy trì thói quen luyện tập thường xuyên giúp các ngón tay làm quen với phím đàn và tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho các cơ.

Mỗi người phù hợp với phương pháp học khác nhau

Hiện nay, có hai phương pháp học cách đệm hát piano được nhiều người lựa chọn: học thuộc lòng và học bài bản qua trường âm nhạc.

  • Học thuộc lòng: Luyện tập theo video hướng dẫn trên internet, phù hợp cho những người ít thời gian hoặc điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, nếu không nắm vững nhạc lý, bạn có thể mắc sai kỹ thuật, ảnh hưởng xấu đến việc chơi đàn.
  • Học bài bản tại trường âm nhạc: Được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhận xét để rút kinh nghiệm và học cùng những người có đam mê, giúp tạo thêm động lực.

Mỗi phương pháp học có ưu và nhược điểm riêng, nhưng dù lựa chọn phương pháp nào, bạn cũng cần nắm vững kiến thức nhạc lý cơ bản và duy trì thói quen thực hành mỗi ngày để cải thiện kỹ năng chơi đàn

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn học đàn piano bài bản cho người mới

Lời kết 

Học cách đệm hát piano đòi hỏi kiên nhẫn và luyện tập chăm chỉ. Hãy nắm vững kiến thức nhạc lý và áp dụng kỹ thuật đều đặn để tự tin chinh phục mọi giai điệu. Chúc bạn thành công và tận hưởng niềm vui âm nhạc!

5/5 - (191 bình chọn)

Chia sẻ bài viết

Nguyễn Đức Duy là một chuyên gia piano với hơn 10 kinh nghiệm sâu rộng trong việc chơi, giảng dạy và tư vấn đàn piano. Với niềm đam mê và sự tận tâm, mình đã có cơ hội hợp tác và bàn giao nhiều cây đàn piano chất lượng cao cho các nghệ sĩ và tổ chức uy tín tại Việt Nam.

Bình luận của bạn